Tốt nghiệp ở nước ngoài có được tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan hay không?

Điều kiện xét đầu vào của thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan của TCHQ.

Do đây là kỳ thi cấp chứng chỉ để đủ điều kiện làm đại lý khai Hải quan vì vậy các yêu cầu của nhân viên đại lý làm thủ tục Hải quan cũng được xem xét như là yêu cầu với thí sinh thi lấy chứng chỉ này.

Căn cứ khoản 2 điều 20 luật Hải quan như sau:

“2. Nhân viên đại lý làm thủ tục Hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên; ”

Đồng thời căn cứ vào thành phần bộ hồ sơ nộp khi đăng ký thi chứng chị nghiệp vụ khai Hải quan tại thông tư 22/2019/TT-BTC như sau:

“a.2) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;

Như vậy có thể thấy yêu cầu về trình độ đầu vào của nhận viên đại lý và điều kiện dự thi đã thống nhất là phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng các ngành kinh tế, Luật, Kỹ thuật trở lên.

Trường hợp tốt nghiệp ở nước ngoài thì sao?

Hiện nay rất nhiều du học sinh về nước tham gia vào lực lưỡng lao động của ngành và cũng có nhu cầu được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan của TCHQ. Vậy làm sao để các trường hợp này kiểm tra được bằng cấp của mình có đáp ứng được điều kiện đầu vào hay không?. Đây là câu hỏi của rất nhiều du học sinh khi tìm hiểu về kỳ thi này.

Về lý thuyết, không có yêu cầu về việc tốt nghiệp ở trong nước hay nước ngoài khi đăng ký tham gia kỳ thi này. Tuy nhiên để xác định được văn bằng nước ngoài có phù hợp với điều kiện dự thi hay không thì phía hội đồng thi sẽ yêu cầu thêm một văn bản là:

Bổ sung Công nhận văn bằng nước ngoài của Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD và ĐT

Yêu cầu bổ sung của hội đồng thi.

Công nhận văn bằng nước ngoài của Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD và ĐT là gì?

Hiện nay, việc công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp được thực hiện theo Thông tư số 13 ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Thông tư này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Điều 2. Công nhận văn bằng

Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Như vậy, các du học sinh sẽ cần thêm một thủ tục là đăng ký đề nghị công nhận văn bằng với Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD và ĐT trước khi nộp hồ sơ dự thi. Sau đây là một số lưu ý khi đề nghị công nhân:

  • Thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày
  • Việc công nhận văn bằng tốt nghiệp được thực hiện theo nhu cầu của người có văn bằng
  • Trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng có mục tra cứu Giấy công nhận văn bằng
  • Theo Thông tư 13, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong 2 điều kiện.
  • Và các nội dung khác.

Tải thông tư 13:

Sau đây là MẪU GIẤY CÔNG NHẬN

Giấy công nhận đã được cấp

Xin cảm ơn.

Hoàng Bắc